Nhập khẩu gỗ từ Lào đang là một trong những nguồn nhập gỗ tốt nhất ở Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp muốn nhập gỗ từ Lào nhưng chưa rõ về các chính sách và các thủ tục nhập khẩu. Bởi thế, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến quý Doanh nghiệp các điều kiện, căn cứ pháp lý, chi tiết về quy trình, thủ tục nhập khẩu gỗ để quý Doanh nghiệp có thể nắm rõ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của Bộ Công Thương Việt Nam.
Chính sách nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam
Theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP do Quốc hội ban hành, đã quy định về mua bán các loại hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán trong Luật Thương Mại bao gồm: mua bán hàng hóa, trung chuyển hàng hóa, quá cảnh với nước ngoài.
- Thông tư số 04/2006 của Bộ Công Thương quy định một số các quy định tại số 12/2006/NĐ-CP:
- Thông tư Bộ Đất Đai và Phát triển Nông thôn số 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010.
- Thông tư số 194/2010/ TT-BTC ngày 19/10/2010 của Bộ Tài Chính về việc thực hiện các thủ tục hải quan, kiểm soát, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hoàn thuế.
- Thủ tục hải quan điện tử được quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định về Thông tư 40/2012/TT-BNN ngày 15/8/2012.
- Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ về các điều của Luật Hải quan.
- Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính quy định về hàng hóa xuất, nhập khẩu và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 193/2012/TT-BTC Bộ Tài chính.
Điều kiện để nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam
Căn cứ vào danh mục Công ước CITES được quy định ở Thông tư số 59/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các quý đơn vị, doanh nghiệp có thể tra cứu hàng hóa nhập khẩu của mình có nằm trong danh sách cấm nhập khẩu hay không?
Trường hợp 1: Các loại gỗ không nằm trong phụ lục của CITES là mặt hàng được phép nhập khẩu mà không cần xin giấy phép của CITES Việt Nam.
Trường hợp 2: Sản phẩm gỗ sồi thuộc phụ lục I của CITES, đây là mặt hàng gỗ bị cấm nhập khẩu về Việt Nam.
Trường hợp 3: Sản phẩm gỗ sồi nằm ở phụ lục II và III của CITES. Khi nhập khẩu sản phẩm gỗ này, quý doanh nghiệp cần phải xin giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được nhập khẩu.
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam
Gỗ nhập từ Lào là một sản phẩm có rất nhiều lưu ý trong quá trình nhập khẩu. Việc nắm rõ thông tin, giấy tờ pháp lý, các quy định liên quan giúp quá trình nhập khẩu gỗ từ Lào thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Mã HS code
Nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam sẽ mang mã HS 44, có nhiều mã HS code khác nhau phụ thuộc vào loại gỗ mà Doanh nghiệp vận chuyển. Một số loại HS Code phổ biến:
4401: Là gỗ dạng nhiên liệu, dạng thô như hình khúc, thanh, bó… Ngoài ra, còn có thể loại gỗ dạng vỏ bảo, dăm gỗ, mùn cưa đóng hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên…
4403: là nhóm sản phẩm gỗ thô, sản phẩm gỗ được bóc vỏ hoặc chưa bóc vỏ, sản phẩm dác gỗ hoặc được đẽo vuông. Loại gỗ này phổ biến khi nhập khẩu về Việt Nam.
4404: Gỗ đai thùng, gỗ đã vót nhọn, ở dạng cọc chẻ, sào, cột nhưng không xẻ dọc; gậy gỗ đã được cắt nhưng chưa gia công phương thức khác (thường phù hợp để làm nguyên liệu
4405: Sản phẩm sợi gỗ hoặc gỗ được nghiền thành bột
4406: Gỗ thanh ngang
4407: là nhóm các sản phẩm gỗ đã được xử lý qua. Gỗ nhập từ Lào đã được cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, hoặc bóc, gỗ đã bào hoặc chưa bào,… có độ dày trên 6mm
4408: là nhóm sản phẩm tấm gỗ để làm lớp bề mặt (cả loại tấm gỗ từ lạng gỗ ghép), nhóm sản phẩm này có độ dày không vượt quá 6mm.
4409: Nhóm gỗ đã được tạo dáng (cả loại gỗ để làm sàn được làm mộng, bào rãnh, vát cạnh, tạo gân…) theo các cạnh dọc, nối đầu hoặc bề mặt, đã bào hoặc chưa bào…
4410: Ván dăm hoặc các loại ván tương tự làm bằng gỗ hoặc vật liệu chất gỗ
4411: Ván sợi làm bằng chất liệu gỗ, có hoặc chưa có chất kết dính
4412: Gỗ dán, tấm gỗ dán hoặc các loại tấm gỗ ép tương tự.
4413: Gỗ đã được tạo hình ở dạng khối hoặc tấm
4414: Các sản phẩm làm bằng gỗ như khung tranh, khung ảnh…
4415: Các loại bao bì làm bằng gỗ, giá để hàng bằng gỗ….
4416: Các loại thùng làm bằng gỗ như thùng tô nô, thùng tròn…
4417: Dụng cụ tay cầm, thân, cán chổi, bàn chải… bằng gỗ
4418: Ván ghép và đồ mộc được sử dụng trong xây dựng
4419: Bộ đồ ăn, đồ bếp làm bằng gỗ
4420: Các món đồ trang trí bằng gỗ không thuộc chương 94
4421: Các sản phẩm gỗ khác.
Biểu thuế nhập khẩu gỗ Lào
Khi nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam thì sẽ được áp một mã HS Code riêng biệt, mỗi mã được áp một mức thuế khác nhau. Ví dụ, gỗ tần bì (tên tiếng anh là Fraxinus excelsior), đây là loại cây không có trong phụ lục của CITES, doanh nghiệp không cần xin giấy phép, chỉ cần làm theo các thủ tục nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam. Mã HS Code của gỗ tần bì là 44039990, với thuế nhập khẩu 0% và VAT 10%.
Chi tiết các thủ tục nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam
Hồ sơ kiểm dịch thực vật:
- Giấy đăng ký kiểm định thực vật;
- Cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu: đây là văn bản do Cục bảo vệ thực vật cấp cho các tổ chức khi nhập khẩu một loại hàng hóa nằm trong danh sách kiểm dịch thực vật.
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu:
- Đề nghị cơ quan cấp giấy phép;
- Bản sao các hợp đồng giao kết thương mại với các đối tác;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần phải có giấy chứng nhận đầu tư. Ngoài ra sẽ bao gồm chứng minh nhân dân, hộ chiếu với các cá nhân (lưu ý: giấy tờ này chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu)
- Giấy kiểm dịch nhập khẩu đã xin trước đó.
Hồ sơ thủ tục hải quan:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: là văn bản mà các chủ hàng hóa phải kê khai chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu về Việt Nam;
- Hóa đơn thương mại (người khai hải quan sẽ không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp đặc biệt);
- Những chứng từ vận tải;
- Giấy phép nhập khẩu;
- Tờ khai trị giá hàng hóa;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp.
Quy trình chi tiết kiểm dịch thực vật
Bước 1: Doanh nghiệp cần tạo tài khoản ở hệ thống 1 cửa quốc gia địa chỉ: https://vnsw.gov.vn/
Bước 2: Tải hồ sơ kiểm dịch lên trang web, bộ hồ sơ bao gồm: Giấy đăng ký theo mẫu (lấy ở trong kho giấy đăng ký trên hệ thống), phytosan, giấy phép kiểm định, bill thanh toán, hợp đồng mua bán, invoice và packing list. Sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ đợi hệ thống duyệt đơn.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ bản cứng:
Hợp đồng, Invoice và packing list, Bill (bản sao)
Phytosan: bản gốc
Bước 4: Lấy mẫu tại cảng
Chờ kết quả kiểm dịch online và bản cứng được duyệt
Nộp kết quả kiểm dịch cho cơ quan hải quan và thực hiện thông quan hàng hóa
Một số lưu ý khi nhập gỗ từ Lào bạn cần biết
Khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam, sẽ có những lưu ý mà doanh nghiệp cần phải nắm rõ để thuận lợi thông quan hàng hóa:
Đảm bảo các thông tin trên chứng từ khớp với thực tế vận chuyển. Số lượng gỗ, loại gỗ được vận chuyển phải khớp với những gì đã khai báo với cơ quan. Nếu trường hợp phát hiện sai phạm, cán bộ hải quan sẽ thực hiện dừng thông quan, chuyển tờ khai sang luồng đồ để kiểm tra hàng hóa.
Không được vận chuyển bất kỳ loại hàng hóa nào khác ở container gỗ
Không được vận chuyển các loại gỗ trong danh sách cấm
Lý do lựa chọn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói của Dimex Logistics
Hiện nay, nhu cầu vận chuyển gỗ từ Lào càng ngày càng tăng, cùng với đó là sự thắt chặt quản lý từ bên hải quan. Nếu muốn thực hiện nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, quý doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ xuất nhập khẩu của bên thứ ba.
Dimex Logistics là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ về xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng quốc tế. Dimex Logistic cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, chịu trách nhiệm về lô hàng của đối tác. Làm tất cả các thủ tục thông qua như vận chuyển nội địa, giấy tờ, thủ tục nhập/xuất hàng, vận chuyển hàng từ Lào về Việt Nam…
Các lý do nên lựa chọn xuất nhập khẩu trọn gói Dimes Logistics:
- Giá cả hợp lý, tối ưu các thủ tục cho khách hàng
- Ưu đãi lớn cho các lô hàng số lượng lớn
- Có chính sách bảo hiểm riêng cho từng loại gỗ khác nhau
- Có Container chuyên dụng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn về chứng từ, thủ tục nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam
- Cam kết vận chuyển đúng thời hạn trên hợp đồng
Khi lựa chọn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói của Dimex Logistics, quý doanh nghiệp sẽ không phải bận tâm đến các thủ tục, giấy tờ xuất nhập khẩu. Dịch vụ trọn gói của Dimex Logistics đáp ứng tất cả nhu cầu và tối ưu chi phí nhất cho khách hàng. Quý doanh nghiệp quan tâm đến dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển quốc tế… có thể truy cập vào https://dimexlogistics.com/ để tìm hiểu thêm các thông tin về dịch vụ của Dimex Logistics.
Các thông tin về việc nhập khẩu gỗ từ Lào về Việt Nam đã được tổng hợp bên trên. Việc vận chuyển gỗ nhập từ Lào cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ và thủ tục. Nếu quý doanh nghiệp cần tìm kiếm một nhà nhập khẩu uy tín, có thể tham khảo dịch vụ của Dimex Logistics. Chúng tôi tự tin khiến khách hàng hài lòng chất lượng dịch vụ, phục vụ tận tình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ DIMEX LOGISTICS
Hotline: 096 918 73 59
Email: dimexlogistics.contact@gmail.com
Fanpage: Dimex Logistics
Website: dimexlogistics.com
Địa chỉ: 79 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
59 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Top 3 công ty vận chuyển hàng từ TpHCM đi Lào uy tín, chất lượng
Lào là một quốc gia đang phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư trong...
Th11
Chi tiết các thủ tục Xuất khẩu hàng hóa sang Lào
Thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Lào là những quy định thực hiện để...
Th7
Vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Lào uy tín bao thủ tục
Vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Lào là một dịch vụ được rất nhiều...
Th7
Vận chuyển hàng từ Lào về Việt Nam chính ngạch và bao thuế
Dimex Logistics là một đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng từ Lào...
Th5
Vận chuyển hàng đi Lào uy tín trọn gói chuyên nghiệp
Bạn là công ty xuất khẩu hàng hóa đi Lào cần một đơn vị vận...
Th5