CO CQ là gì? Phân biệt CO CQ trong xuất nhập khẩu

Với những doanh nghiệp/chủ kinh doanh muốn làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, việc tìm hiểu CO CQ là vô cùng cần thiết. Thực tế, hai loại chứng từ này là hoàn toàn khác nhau và có những chức năng riêng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Vậy CO CQ là gì? Áp dụng CO CQ như thế nào? Tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dimex Logistics!

CO CQ là gì?

Hiểu rõ CO CQ là gì vô cùng quan trọng đối với những ai cần tiến hành thủ tục hải quan. Thực tế, 2 loại chứng nhận này dùng để chỉ về chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào. Ngoài ra, CO CQ cũng giúp các nhà nhập khẩu biết được mặt hàng của mình có nằm trong diện được hưởng ưu đãi hay không.

Một lô hàng xuất khẩu có thể chỉ cần một trong 2 loại giấy tờ này hoặc có cả 2. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp hàng hóa không cần thiết phải có chứng nhận CO hay CQ kèm theo.

Co cq
C/O và CQ trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Chứng nhận CO là gì?

CO (viết tắt của Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của sản phẩm. Đây là loại giấy tờ được sử dụng phổ biến trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nhằm mục đích chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc, thuế quan và một số quy định khác. Hiểu đơn giản, chứng nhận C/O chứng minh đây là hàng “chuẩn”, không phải hàng nhập lậu hay trôi nổi.

Các mẫu CO phổ biến hiện tại được áp dụng tại Việt Nam:

CO form A: Hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.

CO form D: Hàng hóa xuất khẩu sang các nước ASEAN nằm trong diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT.

CO form E: Hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc và các nước ASEAN hoặc chiều ngược lại thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan dựa trên hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1).

CO form S: Hàng hóa xuất khẩu quan Lào nằm trong diện được hưởng ưu đãi thuế quan dựa trên hiệp định Việt Nam – Lào.

CO form AK: Hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN hoặc ngược lại được diện ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Hàn Quốc (ASEAN + 2)

CO form AJ: Hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản và các nước ASEAN hoặc theo chiều ngược lại nằm trong diện được hưởng ưu đãi thuế quan dựa trên hiệp định ASEAN – Nhật Bản (ASEAN + 3).

C/O form ICO: Được cấp cho mặt hàng cà phê được trồng và thu hoặc ở Việt Nam, xuất khẩu sang tất cả các nước nằm trong quy định của ICO – Tổ chức cafe thế giới.

Chứng nhận CQ là gì?

CQ (Certificate of quality) là giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn của nước sản xuất. Mục đích của chứng nhận này nhằm chứng minh tất cả hàng hóa đều đáp ứng được những tiêu chí về chất lượng, đã vượt qua các bài kiểm tra về thông số, kỹ thuật và một số quy định chung.

Phân biệt CO và CQ

Điểm khác nhau giữa chứng nhận CO CQ là gì? Dưới đây là một số tiêu chí giúp người làm thủ tục có thể phân biệt được 2 loại chứng nhận trên.

  Định nghĩa Mục đích Cơ quan cấp phát
CQ

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm.

Chứng minh sản phẩm hay hàng hóa  có thể đáp ứng toàn bộ những tiêu chuẩn chất lượng đã được công bố kèm theo sản phẩm/hàng hóa đó.

Do Bộ Công Thương cấp phát. Tuy nhiên một số trường hợp sẽ ủy quyền lại cho các cơ quan, tổ chức khác.

CO Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, sản phẩm. Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm/hàng hóa rõ ràng, phù hợp với những quy định của pháp luật hiện hành.

Vai trò của CO CQ là gì?

Chứng nhận nguồn gốc CO và chứng nhận chất lượng CQ có vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể:

Vai trò của CO (Certificate of Origin)

Ngoài việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa theo hợp đồng mua bán, CO còn đảm nhiệm những vai trò dưới đây:

Ưu đãi thuế quan: Việc xác định chính các xuất xứ của hàng hóa giúp các cơ quan hải quan có thể nhận biết được đâu là hàng hóa nhập khẩu được hưởng những ưu đãi về thuế quan dựa trên thỏa thuận thương mại đã ký giữa các quốc gia.

Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Nhờ chứng nhận C/O, việc chống phá giá cũng như áp dụng luật thuế chống trợ giá trở nên khả thi hơn bao giờ hết.

Thống kê thương mại & duy trì hạn ngạch: Xác định xuất xứ cũng giúp cho việc thống kê thương mại với một quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Từ đó các cơ quan thương mại có thể duy trì hệ thống hạn ngạch.
Bên cạnh đó, với một số mặt hàng, CO quyết định hàng hóa từ nước đó có đạt tiêu chuẩn để nhập khẩu vào Việt Nam hay không.

Vai tro co cq
Vài trò của giấy CO và CQ

Vai trò CQ (Certificate of quality)

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, chứng nhận CQ sẽ có những vai trò quan trọng sau:
Chứng minh hàng hóa được sản xuất phù hợp với những tiêu chuẩn được công bố kèm theo hàng hóa đó, thông thường là tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.

CQ rất quan trọng đối với phía nhà sản xuất và nhập khẩu, giúp xác nhận hàng hóa có đáp ứng chất lượng như đã công bố hay không.

Lưu ý khi cấp giấy CO CQ là gì?

Các doanh nghiệp/nhà kinh doanh hoặc người tiến hành thủ tục hải quan cần nắm rõ một số lưu ý nhất định.

Lưu ý khi cấp CO

Theo quy định, C/O được cấp trước thời gian mà lô hàng chuẩn bị được đóng gói để xuất đi. Bởi đây là điều kiện để bên xuất khẩu có thể làm căn cứ nhằm hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

Với những doanh nghiệp lần đầu tiên cấp chứng nhận C/O cần lưu ý chuẩn bị một số giấy tờ cần thiết như bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp…Cùng với đó là mẫu hồ sơ xin cấp chứng nhận CO.

Thông thường, mỗi lô hàng xuất khẩu tại một thời điểm chỉ được cấp một mẫu chứng nhận C/O duy nhất. Các bên liên quan sẽ được cấp bản sao từ bản chính này. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan và giải trình quy trình sản xuất, chứng nhận nguyên vật liệu, hợp đồng mua bán…nếu cần.

Hiện tại, cơ quan có đầy đủ thẩm quyền để cấp phát CO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam chính là Bộ Công Thương. Ngoài ra, bộ cùng có thể ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhiệm cấp phát một số loại chứng nhận C/O nhất định.

Lưu ý khi cấp CQ

Chứng nhận CQ bắt buộc phải do một cơ quan độc lập, có chức năng cấp cho hàng hóa. Phái nhà sản xuất chỉ có quyền công bố các tiêu chuẩn áp dụng cho các mặt hàng của mình hoặc cấp chứng chỉ xưởng, chứng minh hàng hóa đó là do đơn vị này sản xuất, đạt tiêu chuẩn ABC vào ngày/tháng.năm…

Trên đây là những chia sẻ của Dimex Logistics về chứng nhận xuất xứ và chứng nhận chất lượng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã biết được CO CQ là gì, vai trò và một số lưu ý khi xin cấp CO, CQ. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về 2 loại chứng nhân này, hãy liên hệ ngay với Dimex để được giải đáp mọi thắc mắc.

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ DIMEX LOGISTICS

Hotline: 096 918 73 59

Email: dimexlogistics.contact@gmail.com

Fanpage: Dimex Logistics

Website: dimexlogistics.com

Địa chỉ: 79 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

59 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh