Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, một trong những loại chứng nhận C/O điển hình nhất là CO Form AK. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Dimex Logistics tìm hiểu những thông tin liên quan tới mẫu C/O này và một số lưu ý quan trọng!
Co Form AK là gì?
CO Form AK thuộc CO Form – Chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp dựa trên các hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương được ký kết với Hàn Quốc và khu vực ASEAN. Có thể hiểu CO mẫu AK là một hình thức ưu đãi dựa theo định hướng tự do thương mại giữa Hàn Quốc cũng như ASEAN trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Mẫu CO này không chỉ giúp các doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa mà bên cạnh đó còn góp phần giảm được thuế nhập khẩu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
Quy định về CO Form AK
Nắm rõ những quy định liên quan tới mẫu CO Form này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế được những sai sót trong quá trình vận chuyển hàng hóa
Nội dung của mẫu CO Form AK
Thực tế, loại C/O này có khá nhiều mục với các nội dung khác nhau. Mặt khác, việc khai báo phải đúng nội dung với từ khai hải quan dùng để làm thủ tục hải quan và các giấy tờ khác. Về cơ bản, nội dung chính của CO Form AK sẽ bao gồm những thông tin dưới đây:
Ô số 1 & 2: Điền các thông tin về bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, trong đó cần lưu ý nội dung ở phần này phải trùng khớp với thông tin ghi trên Invoice và Bill of lading.
Ô trên cùng bên phải: Do tổ chức cấp CO điền vào.
Ô số 3: Phương tiện vận chuyển hàng hóa & phương thức vận tải, ngày khởi hành, tên cảng bốc/dỡ hàng.
Ô số 4: Ô dành cho các cơ quan chức năng tại quốc gia nhập khẩu hàng hóa.
Ô số 5: Danh mục hàng hóa.
Ô số 6: Số & ký hiệu trên kiện hàng.
Ô số 7: Thông tin mô tả hàng hóa, bao gồm số lượng, khối lượng, quy cách đóng gói, mã HS code.
Ô số 8: Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa, nguyên liệu.
Ô số 9: Số lượng & giá FOB của lô hàng.
Ô số 10: Ngày & số hóa đơn (invoice).
Ô số 11: Tên nước xuất và nhập khẩu, ngày, địa điểm xin cấp CO Form AK và dấu của công ty xin cấp CO.
Ô số 12: Đóng dấu kèm theo chữ ký của cán bộ duyệt Form C/O.
Ô số 13: Một số nội dung khác.
Ai có quyền cấp CO Form AK
Loại C/O này được cấp trực tiếp tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu, trực thuộc Bộ Công Thương hoặc Phòng công nghiệp & thương mại Việt Nam. Còn lại, những loại CO Form AK do các nhà sản xuất cấp phát được xếp vào dạng không chính thống và không được hưởng các chế độ ưu đãi thông thường.
Quy trình thủ tục xin cấp CO Form AK
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận CO Form AK bao gồm 5 bước dưới đây:
Bước 1: Doanh nghiệp tiến hành khai báo trên địa chỉ website thuộc Bộ Công Thương, trường hợp chưa đăng ký thương nhân thì cần chuẩn bị thêm hồ sơ thương nhân.
Bước 2: Lấy STT và đứng tại quầy để chờ gọi tên.
Bước 3: Nộp hồ sơ và nghe cán bộ kiểm tra, tư vấn.
Bước 4: Cấp CO Form AK và nhận dữ liệu từ website.
Bước 5: Cán bộ tiếp nhận và ký duyệt, CO sẽ được đóng dấu đầy đủ, 1 bản được cơ quan quản lý giữ lại, 1 bản sẽ trả lại cho doanh nghiệp.
Những lưu ý khi sử dụng CO Form AK
Trong quá trình khai báo CO Form AK cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất: C/O phải được làm trên khổ giấy A4 theo đúng quy định và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.
Thứ hai: Một bộ C/O bao gồm 1 bản gốc và 2 bản sao carbon, trong đó các nước thành viên thỏa thuận với nhau về màu sắc của bản gốc và các bản sao carbon. Trường hợp phải khai số lượng mặt hàng lớn, vượt quá một C/O thì các nước thành viên có thể sử dụng thêm tờ khai bổ sung C/O phù hợp với quy định. Các nước thuộc ASEAN có thể sử dụng tờ khai bổ sung hoặc sử dụng mẫu CO mới.
Thứ ba: Bản gốc CO sẽ do phía xuất khẩu gửi cho phía người nhập khẩu nhằm nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu. Bản thứ hai sẽ do tổ chức cấp CO của nước xuất khẩu lưu lại. Còn bản thứ ba sẽ do phía người xuất khẩu lưu giữ.
Thứ tư: Tổ chức cấp chứng nhận CO Form Ak cung cấp định kỳ cho cơ quan Hải quan của nước nhập khẩu các thông tin chi tiết, bao gồm: Số tham chiếu, ngày cấp, nhà sản xuất/người xuất khẩu, mô tả hàng hóa…
Thứ năm: Trường hợp mẫu C/O bị từ chối bởi Hải quan nước nhập khẩu thì C/O sẽ được đánh dấu vào ô số 4 và gửi lại cho tổ chức cấp CO trong vòng không quá 2 tháng. Phía tổ chức cấp C/O sẽ thông báo rõ lý do từ chối.
Những trường hợp bị tổ chức từ chối cấp CO Form AK
Thực tế, việc xin cấp CO nói chung và CO Form AK nói riêng vẫn có thể xảy ra, lý do đa phần tới từ việc hồ sơ không đảm bảo yêu cầu. Dưới đây là một số trường hợp điển hình thường bị sẽ từ chối cấp chứng nhận:
Người làm đơn đề nghị cấp chứng nhận ℅ chưa đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó.
Hồ sơ xin cấp CO không đúng theo quy định.
Người đề nghị được cấp CO mẫu AK chưa nộp các chứng từ nợ từ lần cấp CO trước đó.
Có biểu hiện gian lận về xuất xứ hàng hóa từ lâng cấp CO trước những tại thời điểm này vẫn chưa xử lý xong.
Người làm đơn đề nghị cấp CO Form AK không cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định để cơ quan cấp CO có thể tiến hành kiểm tra.
Hồ sơ xin cấp CO mẫu AK bị mâu thuẫn về nội dung ở các mục.
Mẫu khai báo CO viết bằng mực đỏ hay nhiều loại mực khác nhau, viết tay, bị mờ, bị tẩy xóa khó đọc..
Có căn cứ chứng minh hàng hóa làm đơn xin cấp CO không có xuất xứ rõ ràng, đúng quy định.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về CO Form AK và một số thông tin liên quan. Hy vọng nội dung bài viết này đã mang tới cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có thắc mắc nào liên quan tới chứng nhận C/O nói chung và CO mẫu AK nói riêng, liên hệ ngay tới Dimex Logistics để được giải đáp sớm nhất!
Bài viết liên quan
Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc mới nhất
Đại đa số các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hiện nay đều nhập khẩu...
Th8
Thuế nhập khẩu hàng điện tử từ Trung Quốc
Tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà mức thuế nhập khẩu hàng điện...
Th8
Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc chi tiết
Để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam được thuận lợi thì...
Th7
Quy trình xuất khẩu đi Campuchia tổng quan nhất
Quy trình xuất khẩu đi Campuchia đang là được nhiều Doanh nghiệp quan tâm, khi...
Th7
Thuế nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam mới nhất 2023
Thuế nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam là khoản phí bắt buộc để...
Th6
FCA là gì? Trách nhiệm của các bên trong FCA Incoterms
Trong bộ các quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2010, FCA là một trong...
Th6