FCA là gì? Trách nhiệm của các bên trong FCA Incoterms

Trong bộ các quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2010, FCA là một trong những điều kiện quan trọng mà người làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm rõ. Vậy FCA là gì? Trách nhiệm của các bên liên quan trong điều kiện FCA cụ thể như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau của Dimex Logistics!

FCA là gì?

FCA là một điều khoản của Incoterms, viết tắt của Free Carrier – nghĩa là giao cho người vận chuyển hoặc bên thứ 3 nào đó do người mua chỉ định. Theo đó, phía người xuất khẩu (người bán) sẽ chịu trách nhiệm đóng gói và xếp hàng lên phương tiện chuyên chở tại vị trí đã được người mua chỉ định trước đó (bến cảng, nhà xe…). Phía người nhập khẩu (người mua) có trách nhiệm lựa chọn đơn vị, hình thức vận chuyển hàng hóa.

FCA được sử dụng phổ biến trong vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không hoặc vận tải đa phương thức, kết hợp nhiều phương tiện vận chuyển với nhau. Khi hàng hóa được giao cho phía bên chuyên chở thứ nhất đồng nghĩa với việc người bán đã hết trách nhiệm. Rủi ro xảy ra với hàng hóa sẽ được chuyển qua cho đơn vị này hoặc người mua.

FCA

Ưu – nhược điểm của điều kiện FCA là gì?

FCA là gì? Có những ưu và nhược điểm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay

Ưu điểm

Người bán cũng có cơ hội để thỏa thuận một mức giá bán tốt hơn cho mình.

Với người mua, họ có thể nắm rõ các loại chi phí phát sinh, do vậy có thể kiểm soát giá cả hiệu quả hơn. Bên bán có thể thỏa thuận để nâng giá bán thì ở phía bên kia, người mua cũng có thể chủ động thương lượng để có mức giá tốt.

Các thủ tục hay quá trình thông quan hàng hóa sẽ do người bán tiến hành. Bởi họ có kiến thức nhất định và hiểu biết rõ về quy định tại khu vực/quốc gia của mình, do vậy quá tình này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn. Người mua sẽ không còn quá nhiều áp lực, họ chỉ cần tìm đơn vị vận chuyển, chọn địa điểm nhận hàng hợp lý và báo lại cho phía người bán.

Nhược điểm của điều kiện FCA

Trong điều kiện FCA, người bán phải chịu khá nhiều rủi ro, do vậy các chi phí phát sinh sẽ được tính vào tiền hàng.

Người bán sẽ chấm dứt trách nhiệm của mình khi bàn giao hàng hóa đã được thông quan. Lúc này, phía người mua cần phải mua bảo hiểm cũng như tự chịu trách nhiệm cho các rủi ro xảy ra về sau trong quá trình vận chuyển. Thực tế thời gian vận chuyển càng lâu thì nguy cơ xảy ra rủi ro sẽ ngày một tăng hơn.

Để quá trình giao – nhận hàng hóa diễn ra thuận lợi thì bên mua cần phải sắp xếp địa điểm giao hàng phù hợp cũng như lên kế hoạch nhận hàng cho bên phía người vận chuyển.

Trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện FCA là gì?

FCA quy định rất rõ về trách nhiệm của người mua và người bán, bao gồm: trách nhiệm về giao hàng, vận chuyển và thông quan. Cụ thể như sau:

Đối với người bán

Người bán phải chi trả các khoản phí như phí sản xuất, dán nhãn, đóng gói hoàn thiện sản phẩm…Bên cạnh đó cần tiến hành việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi bàn giao nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của bên mua đưa ra.

Người bán cần sắp xếp, tổ chức để có thể vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đã được người mua chỉ định (cảng, nhà kho, sân bay….). Bên cạnh đó người bán cần chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục hải quan có liên quan.

Lưu ý trường hợp FCA tại cảng, người bán không cần cần dỡ hàng. Trường hợp FCA Factory (FCA nhà máy) thì nhà bán phải có trách nhiệm xếp lên xe cho người mua. Sau khi công ty xuất khẩu sản xuất xong thì có trách nhiệm hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu cho lô hàng.

Fca tại xưởng

Trách nhiệm của người mua trong FCA là gì?

Với người mua chỉ cần chịu trách nhiệm tìm kiếm và ký kết hợp đồng vận tải với một đơn vị vận chuyển và sau đó đưa hàng hóa về nước. Ngoài ra, người mua cũng cần thanh toán tiền hàng cho người bán và thanh toán phí vận chuyển đầy đủ cho phía đơn vị vận chuyển.

Điều này có nghĩa là khi người bán đã hoàn thành việc khai báo hải quan điện tử và chuyển hàng cho Carrier thì trách nhiệm sẽ kết thúc vào thời điểm giao hàng. Lúc này mọi trách nhiệm, rủi ro, chi phí liên quan…. sẽ do người mua và các bên liên quan khác chịu trách nhiệm.

TH FCA tại cảng: Người mua chịu chi phí vận chuyển, thủ tục hải quan nhập khẩu, chi phí cảng nhập, chi phí vận chuyển nội địa nước nhập, chi phí vận tải biển quốc tế (nếu có) + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu.

TH FCA tại xưởng: Ngoài những chi phí như FCA tải cảng thì nhà nhập khẩu phải mất thêm phí vận chuyển hàng nội địa từ xưởng ra cảng.

Vấn đề liên quan tới chuyển giao trách nhiệm khi nào và ở đâu là rất quan trọng. Bởi vậy, bên bán và bên mua cần thỏa thuận chi tiết và ghi rõ trong hợp đồng thương mại, tránh các mâu thuẫn hoặc tranh chấp có thể xảy ra về sau này, đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên.

Thời điểm chấm dứt trách nhiệm của người bán trong FCA

Tùy theo từng loại hình vận chuyển khác nhau mà sẽ có sự khác biệt trong việc chấm dứt trách nhiệm của người bán khi giao hàng cho bên vận chuyển. Cụ thể:

Vận chuyển đường sắt

Với vận chuyển đường sắt, điểm giao hàng thông thường sẽ là toa tàu. Như vậy, người bán hàng buộc phải hoàn thành việc bốc xếp hàng hóa lên tàu/container trên tàu. Khi hàng hóa đã được bàn giao và tiếp quản bởi người được ủy quyền thì trách nhiệm của người bán mới được chuyển giao.

Với trường hợp hàng hóa dạng lẻ, không xếp đầy Container, người bán sẽ chấm dứt trách nhiệm khi hàng hóa được bàn giao lại cho đơn vị thu gom tại điểm tiếp nhận hoặc bàn giao cho một phương tiện vận chuyển nào đó do phía đường sắt cung cấp.

Vận chuyển đường bộ

Với vận chuyển đường bộ, trong trường hợp địa điểm giao hàng thỏa thuận là tại cơ sở của người bán và người mua phải tự thuê đơn vị vận chuyển tới tận nơi để nhận hàng. Lúc này, khi hàng hóa được xếp đầy lên xe của người vận chuyển thì người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình.

Vận chuyển bằng đường thủy nội địa

Đối với vận chuyển đường thủy nội địa, nếu điểm giao hàng nằm tại bến cảng hoặc địa điểm của người bán thì sau khi hàng hóa được bốc xếp đủ lên tàu chở hàng phía người mua đã chuẩn bị thì người bán sẽ hết trách nhiệm.

Vận chuyển đường biển

Với hình thức này, trách nhiệm của người bán đối với hàng LCL hay FCL sẽ có nhiều sự khác biệt. Cụ thể:
Với hàng nguyên cont LCL yêu cầu phải vận chuyển cont tới khu vực Terminal ở cảng. Lúc này, trách nhiệm của người bán sẽ được bàn giao lại cho đơn vị khác sau khi cont đã được đưa vào Terminal và hàng hóa đã được thông quan.

Với hàng lẻ LCL, người bán cần mang kho hàng tới CFS. Lúc này, mọi trách nhiệm và rủi ro sẽ được bàn giao lại cho người đại diện (Forwarder), hãng tàu biển….khi người bán hoàn tất giao hàng cho người đại diện.

dạng FCA

Điểm khác biệt giữa các điều khoản trong Incoterms và FCA là gì?

Trong Incoterms, một số điều kiện giao hàng sau đây được các nhà nhập khẩu vô cùng ưa chuộng: EXW, CIF, FOB, CFR và FCA. Trong đó, FCA đang có nhiều ưu thế hơn so với những điều khoản còn lại. Tuy vậy trên thực tế, điều khoản nào phù hợp nhất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự thỏa thuận giữa các bên.

Có thể phân biệt những điều khoản này như sau:

EXW: Người bán sẽ giao hàng cho người mua hoặc phía vận chuyển tại phân xưởng, nhà máy, kho hoặc bất kỳ một cơ sở nào đó thuộc quyền sở hữu của người bán.

FCA: Người bán giao hàng cho phía người vận chuyển tại vị trí đã được người mua chỉ định, có thể là kho, cảng hay sân bay… Bắt đầu từ thời điểm giao hàng thì bên bán không phải chịu rủi ro gì nữa.

FOB: Người bán tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu, giao hàng cho hãng tàu. Khi hàng đã lên boong tàu thì trách nhiệm và rủi ro sẽ được chuyển qua cho phía người mua hoặc đơn vị vận chuyển.

CIF: Người bán chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển hàng hóa quốc tế. Lúc này, địa điểm giao hàng hàng có thể ở tại cầu cảng, kho hay nhà xường của người mua…tùy thuộc vào yêu cầu.

Nhìn chung, trách nhiệm của người bán, người mua và những rủi ro trong quá trình bàn giao hàng hóa có thể sẽ ít hơn các điều kiện khác. Và hơn hết, FCA có sự linh hoạt, thuận lợi và phù hợp với điều kiện thị trường địa phương nên được nhiều đơn vị lựa chọn.

Bài viết trên đây là những giải đáp điều khoản FCA là gì và một số thông tin liên quan. Nhìn chung FCA có tính ứng dụng khá cao và phù hợp với nhiều phương thức vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Nếu muốn chủ động trong việc chỉ định đơn vị vận chuyển cũng như giao – nhận hàng hóa, hãy ưu tiên lựa chọn điều khoản này
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn về FCA, hãy liên hệ với Dimex Logistics qua Hotline để được chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất!

 

DIMEX LOGISTICS

Hotline: 096 918 73 59

Email: dimexlogistics.contact@gmail.com

Fanpage: Dimex Logistics

Website: dimexlogistics.com

Địa chỉ: 79 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

59 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh