L/C là một trong những phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu. Bởi thực tế LC có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự an toàn, chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi cho cả bên xuất, nhập khẩu. Thanh toán LC là gì và những thông tin liên quan sẽ được Dimex Logistics giới thiệu chi tiết trong bài viết dưới đây
LC là gì? Nội dung của thanh toán LC
LC (Letter of Credit) còn được gọi từ thư tín dụng chứng từ. Đây là loại giấy tờ ngân hàng phát hành dựa trên yêu cầu của bên nhập khẩu (bên mua). Mục đích chính là bên nhập khẩu cam kết sẽ thanh toán cho bên người bán (xuất khẩu) một khoản tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
LC chỉ xuất hiện khi bên mua xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán hợp lệ, đúng theo những quy định đặt ra.
Như vậy, hiểu đơn giản LC là một cách thức thanh toán hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong đó, các bên tham gia vào thanh toán LC bao gồm:
- Người yêu cầu phát hành: Người nhập khẩu hoặc nên cung cấp dịch vụ nhập khẩu ủy thác.
- Ngân hàng
- Người hưởng lợi: Người xuất khẩu hoặc bất kỳ một bên nào được hưởng lợi chỉ định.
Có rất nhiều loại LC khác nhau, trong đó bao gồm:
- Revocable LC – LC có thể hủy ngang.
- Irrevocable LC – LC không thể hủy ngang.
- Confirmed LC – LC có xác nhận.
- Transferable LC – LC chuyển nhượng.
- Back to Back LC – LC giáp lưng.
- Revolving Letter of Credit – LC tuần hoàn.
- Standby Letter of Credit – LC dự phòng.
- Reciprocal LC – LC đối ứng.
- Red Clause LC – LC có điều khoản đỏ.
Tuy nhiên, 4 loại thư tín dụng LC thường gặp nhất có thể kể đến là:
LC không thể hủy ngang: Sau khi mở LC thì vấn đề sửa đổi, hủy bỏ hay bổ sung chỉ được ngân hàng thực hiện.
LC có thể hủy ngang: Khi đã mở LC thì việc hủy bỏ, sửa chữa hay bổ sung vẫn có thể đơn phương thực hiện.
LC có xác nhận: Là loại không thể hủy bỏ, việc thanh toán sẽ được thực hiện thông qua một ngân hàng xác nhận theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
LC chuyển nhượng: Là loại không thể hủy bảo, quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất là có thể yêu cầu ngân hàng phát hành chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần LC cho một hoặc nhiều bên khác.
Quy định thời gian thanh toán LC là gì?
Đối với thanh toán LC, bên nhập khẩu sẽ chỉ thanh toán khi bên phía nhập khẩu đã giao hàng hóa đầy đủ theo đúng thỏa thuận. Thực tế có hình thức thanh toán áp dụng với từng khoảng thời gian nhất định. Cụ thể:
LC trả ngay: Ngay sau khi giao hàng, phía bên xuất khẩu sẽ trình toàn bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành để yêu cầu thanh toán. Phía ngân hàng sẽ kiểm tra và tiến hành thanh toán nếu giấy tờ đã hoàn tất.
LC trả chậm 30, 60, 90… ngày: Sau khi giao hàng, phía xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán. Sau 30, 60, 90…ngày kể từ ngày giao hàng/ngày nhận đủ chứng từ, ngân hàng sẽ thanh toán toàn bộ cho bên giao hàng.
Trong quy trình LC, phía đơn vị xuất khẩu chịu trách nhiệm giao đúng loại hàng hóa cho đơn vị nhập khẩu. Ngược lại, đơn vị nhập khẩu chịu trách nhiệm làm hồ sơ thanh toán LC với ngân hàng.
Ưu điểm của thanh toán LC là gì?
LC là phương thức thanh toán quốc tế mang tới rất nhiều sự thuận lợi cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu. Cụ thể:
Đối với bên xuất khẩu
Dựa trên thư tín dụng LC, ngân hàng sẽ tiến hành việc thanh toán cho bên xuất khẩu theo đúng quy định, áp dụng với cả trường hợp bên nhập khẩu chưa thanh toán.
Hạn chế tình trạng chậm trễ trong việc chuyển giao bộ chứng từ.
Việc thanh toán được tiến hành nhanh chóng ngay sau khi bộ chứng từ được chuyển đến ngân hàng đầy đủ, đúng yêu cầu.
Khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu ứng trước tiền LC để phục vụ cho việc thực hiện các thủ tục cần thiết khác.
Lợi ích của thanh toán LC là gì đối với bên nhập khẩu?
Chỉ khi hàng hóa đã được xác nhận chuyển đi thì bên nhập khẩu mới cần thực hiện quy trình thanh toán, hạn chế những rủi ro khi vận chuyển hàng hóa.
Bên xuất khẩu buộc phải tiến hành theo quy định mới được thanh toán tiền hàng hóa, do vậy bên phía nhập khẩu sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Mặc dù mang tới không ít lợi ích cho cả 2 bên, tuy nhiên phương thức thanh toán bằng thư tín dụng LC có nhược điểm lớn chính là quy trình kiểm tra, xác nhận chi tiết do phải làm việc với ngân hàng. Do vậy, đòi hỏi cả bên xuất khẩu và nhập khẩu phải luôn cẩn trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ, chứng từ bởi chỉ cần một sai sót nhỏ ngân hàng cũng sẽ từ chối thanh toán.
Các bước trong quy trình thanh toán LC
Nẵm rõ khái niệm LC là gì trong xuất nhập khẩu là cách để có thể hiểu rõ được quy trình thanh toán LC. Thực tế, quy trình thanh toán LC chuẩn sẽ có sự tham gia của 4 bên: Bên nhập khẩu (người mua hàng), bên xuất khẩu (người bán hàng), ngân hàng phát hành LC và ngân hàng thông báo LC.
Khi cả bên xuất và nhập khẩu hoàn thành việc ký kết hợp đồng ngoại thương, chấp nhận thanh toán bằng thư tín dụng quốc tế LC thì quy trình này sẽ diễn ra. Cụ thể theo 8 bước dưới đây:
Bước 1: Phía nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở LC tại ngân hàng phát hành.
Bước 2: Phía ngân hàng sẽ xem xét yêu cầu mở đơn. Nếu yêu cầu này được chấp nhận thì ngân hàng phát hành sẽ gửi LC cho ngân hàng thông báo. Ở bước này, ngân hàng thông báo bắt buộc phải có quan hệ đại lý với phía ngân hàng phát hành nhằm kiểm tra tính trung thực của LC.
Bước 3: Phía ngân hàng thông báo, kiểm tra và đánh giá LC sau đó gửi lại bản gốc LC cho người được thụ hưởng (người bán). Phía người bán cần kiểm tra chi tiết LC và tiến hành chỉnh sửa trong trường hợp cần thiết.
Bước 4: Phía người bán sau khi xác nhận LC sẽ tiến hành gửi hàng cho bên phía người mua. Sau khi hàng đã giao sẽ chuẩn bị các chứng từ hợp lệ gửi cho ngân hàng thông báo cùng với thông báo đòi tiền.
Bước 5: Khi nhận được bộ chứng từ, phía ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính hợp lệ. Một bộ chứng từ hợp lệ phải tuân thủ theo UCP và ISBP. Nếu không đảm bảo tính hợp lệ sẽ cần chỉnh sửa hoặc có thể bị ngân hàng từ chối.
Bước 6: Nếu bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng thông báo sẽ xác nhận và chuyển cho ngân hàng phát hành kiểm tra. Ngân hàng phát hành kiểm tra và có trách nhiệm thông báo lại kết quả với phía ngân hàng thông báo.
Ở bước này, nếu như có sai sót xảy ra, ngân hàng thông báo có trách nhiệm yêu cầu các bên chỉnh sửa. Nếu đã hợp lệ thì ngân hàng sẽ thông báo lại cho phía người bán và tiến hành thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng phát hành tiến hành phát thông báo thanh toán cho phía người mua (người nhập khẩu).
Bước 8: Phía người nhập khẩu nhận được thông báo sẽ tiến hành thanh toán và chuyển tiền vào ngân hàng phát hành L/C.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp về thắc mắc chung LC là gì và một số thông tin liên quan khác. Quý khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa, quốc tế hoặc tiến hành các nghiệp vụ hải quan, thông quan hàng hóa, thanh toán quốc tế…hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên của Dimex Logistics để được hỗ trợ cũng như báo giá chi tiết!
Hotline: 096 918 73 59
Email: dimexlogistics.contact@gmail.com
Fanpage: Dimex Logistics
Website: https://dimexlogistics.com/
Địa chỉ: 79 Nguyễn Khánh Toàn, Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội
59 Nguyễn Hữu Thọ, Tân Hưng, Quận 7, Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan
Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị từ Trung Quốc mới nhất
Đại đa số các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hiện nay đều nhập khẩu...
Th8
Thuế nhập khẩu hàng điện tử từ Trung Quốc
Tùy thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà mức thuế nhập khẩu hàng điện...
Th8
Quy trình và thủ tục nhập hàng từ Trung Quốc chi tiết
Để vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam được thuận lợi thì...
Th7
Quy trình xuất khẩu đi Campuchia tổng quan nhất
Quy trình xuất khẩu đi Campuchia đang là được nhiều Doanh nghiệp quan tâm, khi...
Th7
Thuế nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam mới nhất 2023
Thuế nhập khẩu hàng từ Mỹ về Việt Nam là khoản phí bắt buộc để...
Th6
FCA là gì? Trách nhiệm của các bên trong FCA Incoterms
Trong bộ các quy tắc thương mại quốc tế Incoterms 2010, FCA là một trong...
Th6